Nước Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo giáo dục hàng đầu thế giới, vì thế môi trường này vô cùng hấp dẫn với các bạn trẻ. Tuy nhiên để hiện thực hóa được giấc mơ du học tại đây thì chứng minh tài chính là một khâu rất quan trọng. Trong bài viết này, EBI Việt Nam sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết cũng như thủ tục/cách thức chứng minh tài chính khi du học Đức.
Tại sao nước Đức được nhiều người chọn làm nơi gửi gắm ước mơ du học?
Ngày nay nhu cầu du học ở các quốc gia phát triển có nền giáo dục cao đang trở thành xu hướng chủ yếu của các học sinh, sinh viên Việt Nam. Thống kê những nước đứng đầu danh sách nên lựa chọn thì không thể bỏ qua nước Đức.

Nước Đức đang trở thành “miền đất hứa” đối với nhiều du học sinh quốc tế với nhiều ưu đãi về giáo dục.
Đất nước sở hữu vô vàn ưu điểm vượt trội, hiện nay đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ có ý định du học. Sau đây, là một số ưu điểm cụ thể trả lời cho câu hỏi tại sao lại chọn du học ở Đức.
Hệ thống giáo dục bậc Đại học đa dạng
Đức có hơn 360 trường Đại học công lập, dân lập trải rộng khắp 170 thành phố, thoải mái để con em lựa chọn. Các trường đại học này đa dạng các ngành nghề bao gồm luật, y, kinh tế, khoa học, ngôn ngữ, kỹ thuật, âm nhạc…. Vì thế, các bạn trẻ có thể dễ dàng tìm thấy ngành học phù hợp với sở thích và nguyện vọng.
Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới
Nước Đức nổi tiếng với nền giáo dục hiện đại, lượng kiến thức giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng phong phú. Khi học tập tại đây, con em của bạn sẽ lĩnh hội được nhiều tri thức, hiểu biết hơn về các lĩnh vực của cuộc sống.

Bằng cấp tốt nghiệp tại Đức đảm bảo cho sinh viên một tương lai nghề nghiệp ổn định, thậm chí là rộng mở trong môi trường việc làm quốc tế.
Đồng thời khi học tập tại đất nước này du học sinh sẽ có khả năng thực hành thực tế tốt. Thêm vào đó, sinh viên sẽ bổ sung được những thiếu sót, lỗ hổng về mặt kiến thức. Đức luôn cải tiến chương trình học, tiếp thu những tiến bộ mới về truyền dạy cho học sinh, sinh viên. Chi phí sinh hoạt rẻ hơn các nước khác như Mỹ, Anh,…
Đất nước yên bình
Đức là một trong những nước được đánh giá là có mức ổn định chính trị – xã hội – an ninh hàng đầu thế giới. Chính vì thế, bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm cho con em sang đây để học tập.
Môi trường học tập ở đất nước này luôn là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ nhưng để sang được là điều không dễ dàng. Không chỉ xét về năng lực học tập mà còn phải chứng minh tài chính khi đi du học Đức. Nếu bạn chưa biết về hình thức này thì cũng tiếp tục theo dõi phần tiếp theo.
Có nhiều trường miễn học phí 100% và các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên
Một trong những lý do chính mà các bạn trẻ lựa chọn du học Đức là ở đất nước này, nhiều trường có chính sách miễn 100% học phí cho sinh viên quốc tế. Ở đất nước phát triển này, mọi chi phí đắt đỏ nếu hưởng nền giáo dục chất lượng mà không phải đóng tiền học là điều tuyệt vời.

Chính sách miễn 100% học phí luôn là thỏi nam châm thu hút du học sinh quốc tế nộp đơn vào các trường đại học tại Đức.
Sinh viên được phép đi làm thêm ngoài giờ học, tạo điều kiện cho các bạn trẻ đi làm kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống và học tập. Theo thống kê thì thu nhập bình quân của một bạn sinh viên tại Đức khoảng 7 Euro/giờ sẽ giúp giảm áp lực tài chính cho gia đình.
Bao nhiêu là đủ để chứng minh tài chính khi du học Đức?
Chứng minh tài chính khi đi du học Đức đảm bảo gia đình có đủ khả năng kinh tế chi trả cho chi phí sinh hoạt của con trong thời gian học tập. Khi có số tiền đảm bảo cuộc sống, học sinh có thể tập trung việc học mà không phải sao nhãng đi làm thêm kiếm tiền.

Chi phí chứng minh tài chính không hề vượt ngoài tầm với như nhiều người vẫn tưởng tượng.
Đồng thời việc chứng minh tài chính còn ngăn chặn được tình trạng ẩn dưới hình thức đi du học để nhập cư bất hợp pháp sang định cư tại Đức. Thêm vào đó cũng tránh việc học sinh sang chỉ với mục đích đi làm kiếm tiền. Việc làm này cũng có ý nghĩa bảo vệ an ninh chung của nước Đức trong bối cảnh xã hội có nhiều vấn đề xảy ra như hiện nay.
Chính phủ Đức đã có quy định cụ thể về số tiền chứng minh năng lực tài chính vào năm 2018 là 8640 Euro, khoảng 720 Euro/ tháng. Mức phí này đã có sự thay đổi trong những năm gần đây khi mức sống và giá cả mọi thứ tăng nhanh. Trước kia chỉ tầm 8.040 Euro là đã hoàn thành công việc này.
Số tiền chứng minh này hoàn toàn là của gia đình. Khi sang tới đất nước Đức, sinh viên có thể rút ra để thanh toán các chi phí sinh hoạt và học tập. Con bạn chỉ rút được tối đa 660 Euro/tháng trong thẻ ngân hàng, đây là một quy định khá đặc biệt.
Thủ tục chứng minh tài chính du học tại Đức
Để chứng minh tài chính khi đi du học Đức, quý phụ hynh có thể tham khảo các thủ tục như sau:
- Giấy cam kết theo điều luật 66, 68 quy định tại Luật cư trú. Trong đó, bạn sẽ điền đầy đủ thông tin về dự định, mục đích, đồng thời cam kết chấp hành đúng nội dung của chuyến du học.
- Mở tài khoản phong tỏa để nộp tiền vào tài khoản bên Đức. Sau này khi sang bên đó con bạn có thể mở ra rút tiền chi trả cho chi phí sinh hoạt. Hiện nay có 2 ngân hàng được cho phép thực hiện hoạt động này. Đó là ngân hàng Vietinbank của Việt Nam và Deutsche Bank của Đức.
- Bảo lãnh ngân hàng: việc này có nghĩa bạn sẽ mở một tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng với số tiền Euro tại tổ chức tín dụng tại Đức.
- Đối với những học sinh giỏi được cấp học bổng du học: khi thực hiện việc chứng minh tài chính bạn cần cung cấp giấy tờ lên cơ quan xét duyệt.

Hình ảnh du học sinh Việt hòa nhập với cuộc sống tại Đức trong quãng thời gian du học.
Chứng minh tài chính khi đi du học Đức là công đoạn quan trọng trong việc xin visa du học Đức thành công. Vì thế quý phụ huynh cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ mọi thứ để việc du học của con em mình suôn sẻ. Nếu đang trong quá trình lên kế hoạch du học Đức cho con em mình, hãy liên hệ ngay với EBI Việt Nam để được tư vấn về hồ sơ, thủ tục một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Bạn đọc để lại thông tin liên lạc,
chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn cụ thể
Hoặc liên hệ trực tiếp
Văn phòng tư vấn du học EBI Việt Nam
#DP8, 40 Bà Huyện Thanh Quan, F.6, Q.3, TP.HCM
Tel: +84 (028) 39 30 1718
Hotline: 090 2818 282
Email: info@ebivietnam.com
You must be logged in to post a comment.