Đậu phỏng vấn, xét duyệt visa là điều kiện tiên quyết để bạn và gia đình có thể khởi đầu ước mơ du học Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh các hồ sơ được thông qua vẫn có những trường hợp rớt visa đầy tiếc nuối. Nhiều bậc phụ huynh và du học sinh vẫn còn khá mơ màng, không hiểu nguyên nhân rớt visa là do đâu. Hiểu được thực trạng ấy, trong bài viết này EBI Việt Nam xin gửi đến bạn một vài nguyên nhân rớt visa du học Mỹ để bạn có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, đầy đủ nhất cho quá trình phỏng vấn.

Các nguyên nhân rớt visa du học Mỹ do hồ sơ không đạt yêu cầu
Thiếu những giấy tờ, biên nhận quan trọng trong buổi phỏng vấn
Thường các trường hợp này, đương đơn sẽ bị rớt visa ngay từ vòng xét duyệt đầu. Đây là nguyên nhân rớt visa Mỹ khiến nhiều bạn ấm ức,tiếc nuối nhất. Vì thế trước buổi phỏng vấn, bạn cần phải “check” kĩ để chắc chắn là bạn đã chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết cho thủ tục xin visa Mỹ: Passport (hộ chiếu) còn hiệu lực, đơn xin visa không nhập cư đúng tiêu chuẩn (nên tải xuống từ những trang chính thống như website của Đại sứ quán), mẫu đơn xin thị thực DS – 160, các biên lai thu tiền, biên lai đóng lệ phí, hình passport và quan trọng nhất là giấy chứng nhận đủ điều kiện sinh viên không nhập cư (F1, mẫu 1-20).
Không đủ khả năng tài chính/Không chứng minh được tài chính
Kết quả đậu phỏng vấn visa F1 hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tài chính của bố, mẹ. Theo đó, để đủ điều kiện du học tại Mỹ, sinh viên và gia đình phải chứng minh được khả năng chi trả toàn bộ các chi phí (học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt hàng tháng, chi phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác) trong suốt quá trình du học. Nếu không chứng minh được điều này thì khả năng rớt visa du học Mỹ là điều tất yếu.

Một số lỗi chứng minh tài chính thường gặp: không chứng minh được mối quan hệ giữa người đi du học và người đứng ra chi trả cho các khoản chi phí hoặc số tiền trong sổ tiết kiệm bị hụt, thiếu so với quy định cơ bản. Theo quy định, thì số tiền chứng minh tài chính khi du học Mỹ không được ban hành cụ thể, theo mặt bằng chung thì quý phụ huynh có thể lấy mốc 850 triệu VNĐ làm mốc tham khảo. Bạn cũng nên lưu ý đến tỉ giá quy đổi ngoại tệ, tốt nhất là nên quy đổi sang mệnh giá USD để đảm bảo đủ. Hồ sơ chứng minh du học Mỹ thường gồm 3 phần: sổ tiết kiệm, thu nhập và tài sản sở hữu.
Trình độ học vấn không hội đủ yêu cầu
Điểm các loại bằng cấp trung học phổ, các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEFL, SAT, ILETS,…càng cao thì khả năng đậu visa du học Mỹ của bạn là rất cao. Bạn cũng cần nắm rõ điều kiện du học Mỹ của trường mà bạn ứng tuyển để tránh trường hợp “ngoài khả năng” (nhiều trường yêu cầu điều kiện đầu vào khá khắt khe, điểm số cao). Xem thêm: Điều kiện để đi du học Mỹ.
Chọn trường không phù hợp với năng lực thực sự của bản thân
Việc định hướng ngành nghề tại Việt Nam ở những cấp học phổ thông thường không được chú trọng, chính vì vậy mà nhiều bạn học sinh chọn trường và ngành học không phù hợp với nguyện vọng. Dù bạn có năng lực, bảng điểm đẹp nhưng nếu bạn không chứng tỏ được mức độ phù hợp, niềm đam mê của mình với ngành học thì việc xin visa sẽ trở nên khó khăn hơn.
Trường hợp “chọn trường cao, với không tới” cũng không phải là hy hữu, bạn nên tìm hiểu kỹ càng yêu cầu đầu vào của trường định ứng tuyển, có khá nhiều trường tại Mỹ yêu cầu sinh viên phải viết luận hoặc thi đầu vào. Mặc dù ai cũng mong muốn được học tập tại những ngôi trường top như Harvard, Yale hay Standford… nhưng bạn cũng nên suy xét đến khả năng trúng tuyển,nếu nằm ngoài tầm với bạn có thể lựa chọn những ngôi trường ít danh tiếng hơn nhưng với chất lượng giáo dục được đảm bảo. Có như vậy, người phỏng vấn mới nhận định đúng được khả năng thực sự của bạn và cho đậu visa.
Các nguyên nhân rớt visa du học Mỹ trong vấn đáp

Không có mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng
Kế hoạch học tập chính là chủ đề chắc chắn sẽ được hỏi trong quá trình phỏng vấn. Đối với những câu hỏi thuộc chủ đề này, bạn cần trình bày rõ ràng kế hoạch học tập theo một timeline cụ thể (năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 và sau tốt nghiệp). Bên cạnh đó, mục tiêu chính là thứ bao quát, làm kim chỉ nam cho kế hoạch học tập của bạn và nó nên được trình bày rõ ràng với phỏng vấn viên, họ sẽ đánh giá sự năng nổ trong việc học tập của bạn thông qua mục tiêu,kế hoạch. Nếu ngành mà bạn dự định du học có liên quan đến lĩnh vực học tập của bạn tại Việt Nam thì đó quả là một lợi thế mà bạn cần phải nắm bắt.
Không có kế hoạch trở về nước sau khi du học Mỹ
Về nguyên tắc, du học sinh Mỹ sau khi tốt nghiệp sẽ không được định cư tại Mỹ. Đối với những trường hợp có nguyện vọng trở về nước sau khi kết thúc quá trình học tập thì khả năng đậu visa của bạn là cao hơn. Nếu thực sự, có nguyện vọng định cư tại Mỹ sau khi tốt nghiệp, cũng đừng thể hiện trong buổi phỏng vấn vì sẽ khiến phỏng vấn viên nghi ngờ mục đích du học thực sự của bạn. Còn rất nhiều cách để được định cư tại Mỹ, nhưng đó là chuyện của tương lai, trước mắt là phải được cấp visa đã. Đừng để điều này là nguyên nhân rớt visa du học Mỹ đầy tiếc nuối nhé.
Chọn trường ngẫu nhiên
Việc bạn chọn trường ngẫu nhiên sẽ dễ dàng được phát hiện thông qua các câu hỏi về thông tin trường (tên, địa chỉ, ngành học, chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, nguyện vọng của bạn khi theo học tại đây,…). Tất nhiên sự am hiểu tường tận của bạn về những thông tin trên sẽ thuyết phục được phỏng vấn viên với câu hỏi “Tại sao bạn chọn trường này, ngành này?”. Mặt khác nếu ấp úng, đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến bạn phải lỡ hẹn với hành trình du học Mỹ đấy.
Không trung thực với những thông tin đã cung cấp/nói dối trong buổi phỏng vấn
Hãy đảm bảo chắc chắn câu trả lời của bạn là khớp với toàn bộ thông tin được cung cấp trong hồ sơ. Nếu người phỏng vấn nhận thấy sự ấp úng, không mạch lạc trong câu trả lời của bạn thì họ sẽ chuyển qua dò xét, lúc đó thì “đầu voi đuôi chuột” và khả năng rớt visa du học Mỹ của bạn là có. Tốt nhất là hãy cứ nói thật và chuẩn bị những câu giải trình đầy thuyết phục cho những mặt còn thiếu sót hơn là giấu nhẹm chúng đi trong lo lắng. Tìm hiểu, chuẩn bị trước những câu trả lời, trong đổi ánh mắt trung thực trong quá trình phỏng vấn cũng là những cách để bạn hạn chế nguyên nhân trên.
Vốn ngoại ngữ còn hạn chế
Lứu ý rằng quá trình phỏng vấn visa du học Mỹ hoàn toàn được tiến hành bằng tiếng Anh. Vì vậy ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các chứng chỉ về ngoại ngữ, bạn cần trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình. Trả lời những câu hỏi với tiếng bản địa cùng phong thái tràn đầy sự tự tin sẽ là một điểm cộng thuyết phục mà phỏng vấn viên dành cho bạn. Hãy tìm hiểu trước những câu hỏi, tập dợt trước câu trả lời hoặc nhờ đến sự hướng dẫn phỏng vấn visa tại các trung tâm tư vấn du học có vẻ là những lựa chọn không tồi để đậu visa dễ dàng.
Tỏ ra thiếu tự tin trong quá trình đối đáp, trả lời câu hỏi
Đừng lo lắng và hãy là chính bạn, trả lời những câu hỏi một cách khoan thai, tự tin. Việc bạn thể hiện điều ấy vừa phải ra bên ngoài khá quan trọng, nó sẽ khiến cho phỏng vấn viên đánh giá được rằng bạn là một người nghiêm túc với việc học tập, có chính kiến, mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên cũng đừng thể hiện sự tự tin thái quá.
Trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi
Hãy chắc rằng câu trả lời là ngắn gọn, súc tích và đủ ý. Việc diễn giải cho phỏng vấn viên hiểu tường tận câu trả lời của bạn là tốt,nhưng đừng bắt họ chăm chú lắng nghe mà lúc sau vẫn không hiểu trọng tâm câu trả lời của bạn. Ví dụ: Giống như họ hỏi về sự hiểu biết của bạn về ngành học mà bạn lại đi trả lời về kế hoạch học tập của mình khi sang Mỹ. Hạn chế lan man sang những vấn đề khác cũng nên được lưu ý.
Không có khả năng thích nghi trong nền văn hóa mới
Hãy cho phỏng vấn viên thấy rằng bạn là một người cởi mở,hòa đồng sẵn sàng đón nhận những điều mới, ưa khám phá và có khả năng thích nghi nhanh với cuộc sống tại Mỹ. Sự hiểu biết đôi chút về đất nước, văn hóa của họ cũng là một điểm cộng quý giá cho bạn.
Không có mặt trong buổi phỏng vấn
Với nguyên nhân này, thì rớt phỏng vấn visa du học Mỹ là điều chắc chắn. Không những phải có mặt mà cần phải có mặt đúng giờ, thậm chí là sớm hơn thời gian hẹn từ 5 – 10 phút. Điều này sẽ giúp bạn lên giây cót tinh thần, có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý trước khi bước vào gặp phỏng vấn viên. Với những hoàn cảnh “ngặt nghèo” như tai nạn chẳng hạn, có thể được xếp lại lịch nhưng trường hợp này thường khá hy hữu.
Xem thêm bài viết: Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa và cách trả lời
Hi vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ góp nhặt cho mình được những thông tin hữu ích để vượt qua khâu phỏng vấn visa du học Mỹ đầy cam go. Hãy chuẩn bị thật tốt tinh thần, luôn tự tin hoàn thành tốt câu trả lời nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục, điều kiện du học Mỹ, hãy liên hệ ngay với EBI Việt Nam để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất nhé.
You must be logged in to post a comment.